Dầu thủy lực 32 Petro 79 Hydraulic VG 32
Các khái niệm cơ bản:
Mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn là chất bôi trơn ở dạng bán rắn được pha chế theo một quy trình nghiêm ngặt với thành phần chính bao gồm dầu gốc và chất làm đặc kết hợp với các phụ gia chống gỉ, ăn mòn, chịu nhiệt, chịu nước. Chúng được sử dụng để bôi trơn cho rất nhiều thiết bị, như: vòng bi, ổ trục, khớp nối, bánh răng hở, dây cáp tời,…
Ứng dụng của mỡ bôi trơn:
Mỡ được ứng dụng để bôi trơn cho các cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường xuyên hoặc tại các vị trí hở yêu cầu sự thất thoát của chất bôi trơn thấp. Mỡ cũng có tác dụng bịt kín để tránh sự xâm nhập của nước và các vật liệu không nén được.
Chức năng của mỡ bôi trơn:
- Chức năng như một chất bôi trơn:
- Chịu tải va đập (khi stop/ star)
- Chịu được môi trường nước & nhiễm bẩn
- Chịu sự thay đổi của nhiệt độ
- Thời gian bôi trơn dài
- Chức năng ở yên một chỗ:
- Bám dính các bề mặt
- hống lại tác động của nước rửa trôi
- Duy trì độ quánh hoặc độ ổn định cơ học khi nhiệt độ thay đổi, mài mòn & rung động
- Thành phần của mỡ bôi trơn:
Mỡ bôi trơn được pha chế với 3 thành phần: dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia.
- Dầu gốc: bôi trơn, giảm ma sát giữa các bề mặt chuyển động; có vai trò như dầu gốc trong dầu bôi trơn.
- Phụ gia: bổ sung khả năng bôi trơn của dầu gốc, cải thiện các đặc tính như chống mài mòn và chống gỉ.
- Chất làm đặc:
- Tác dụng của chất làm đặc là giữ dầu dự trữ cho đến khi cần bôi trơn. Chất làm đặc phản ứng với các lực bên ngoài như chuyển động, rung lắc hoặc thay đổi nhiệt độ.
- Chất làm đặc là thành phần quyết định đảm bảo mỡ ở yên 1 chỗ. Và việc lựa chọn chất làm đặc phụ thuộc vào các yêu cầu hoạt động riêng. Như: nhiệt độ, ổn định cắt, kháng nước, khả năng bơm.
- Chức năng của chất làm đặc tương tự như một miếng bọt biển. Với áp suất nhẹ thì chỉ có một ít nước chảy ra. Nhưng với áp suất lớn, một lượng lớn nước sẽ chảy ra
- Các chất làm đặc thường gặp: Lithium, phức lithium, Calcium, Aluminium complex, Calcium Shulphonate, Polyurea, Clay, ….
Cách lựa chọn:
Mỡ bôi trơn là sản phẩm quan trọng giúp cho hệ thống các vòng bi, con lăn chuyển động tốt nhất, giúp tuổi thọ của máy móc dài hơn, hoạt động ổn định và bền bỉ hơn. Chính vì vậy, cần lựa chọn loại mỡ bôi trơn phù hợp với từng loại máy móc.
Lựa chọn mỡ bôi trơn theo độ nhớt của dầu gốc:
Nên chọn loại mỡ có dầu gốc phù hợp làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hay thấp, tải trọng và áp lực.
Phương pháp đơn giản để xác định độ nhớt của dầu gốc là:
DN = RPM x D
Trong đó:
- DN: Độ nhớt dầu gốc
- RPM: Số vòng quay/ phút
- D: Đường kính vòng bi
Ví dụ: Vòng bi có RPM = 600 Vòng/phút, đường kính D = 37 Cm; DN = 600 x 37 = 220
Như vậy ta lựa chọn độ nhớt dầu gốc phù hợp cho vòng bi là 220
Lựa chọn mỡ bôi trơn theo chất làm đặc:
Chất làm đặc có tác dụng cấu trúc cho mỡ, giúp giữ cho dầu gốc không bị tách khỏi mỡ. Quyết định đến khả năng chịu nhiệt, chịu nước của mỡ. Nếu chất làm đặc kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng bôi trơn của mỡ. Một số chất làm đặc phổ biến:
- ithium: nhiệt độ làm việc -25°C đến +120°C: Đây là loại mỡ đa chức năng thích hợp cho nhiều ứng dụng.
- Lithium Complex: nhiệt độ làm việc -20÷160°C, Là loại mỡ đa dụng chịu cực áp cho các thiết bị hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và vận tốc cao, hoặc các ổ bi bánh xe, ổ bi cầu, ổ bi lăn, ổ trượt nhờ khả năng chịu nước tốt.
- MoS2: nhiệt độ làm việc -25°C ~ 130°C, là loại mỡ bôi trơn chịu cực áp cho các thiết bị chịu tải nặng kèm theo sốc và rung nhiệt độ cao và vận tốc cao.
- Canxi: nhiệt độ làm việc -30°C ~ 60°C, Mỡ Canxi chịu nước rất tốt dùng để bôi trơn các khớp nối, ổ trượt quay chậm.
- Polyurrea: Nhiệt độ làm việc -20°C đến + 180°C các loại mỡ Polyurea dùng cho các thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ và vận tốc cao, hoặc sử dụng trong các ổ bi động cơ điện. các thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, chịu tải từ trung bình đến tải nặng.
Lựa chọn theo chất phụ gia:
Chất phụ gia chiếm tỷ lên nhở trong mỡ nhưng lại quyết định đến giá và chất lượng của mỡ. Mỡ có nhiều tính năng và chất lượng giá càng cao. Các tính năng có trong phụ gia bạn cần quan tâm là:
- Phụ gia chịu cực áp (EP)
- Chống oxy hóa (RO)
- Chống ăn mòn, mài mòn (AW)
- Chịu nhiệt
Nếu động cơ điện vận hành ở nhiệt độ và tốc độ cao thì nên chọn mỡ có phụ gia AW, còn với vòng bi băng tải, những chuyển động chậm thì nên dùng loại mỡ có phụ gia EP và AW.
Lựa chọn mỡ theo áp lực tải trọng trên bề mặt ma sát:
Nếu bánh răng trong điều kiện chịu tải cụ thể mà bề mặt các bánh răng chịu áp lực rất lớn tạo ra hiện tượng các bánh răng bị cháy, bị chảy và kẹt dính lại. Lúc này cần mỡ đặc biệt có phụ gia chịu cực áp lớn.
Lựa chọn theo điều kiện và môi trường làm việc:
Đối với những máy móc chuyển động với tốc độ lớn thì nên chọn loại mỡ chịu nhiệt, còn với máy móc làm việc và tiếp xúc nhiều với môi trường nước nên lựa chọn loại mỡ bôi trơn có tính chịu nước.
Lựa chọn mỡ bôi trơn theo nhiệt độ làm việc của máy móc:
Nhiệt độ làm việc của mỡ là một chỉ tiêu quan trọng, người ta đánh giá khả năng chịu nhiệt của mỡ thông qua điểm nhỏ giọt của mỡ. Điểm nhỏ giọt của mỡ là nhiệt độ mà ở đó có giọt dầu đầu tiên tách ra khỏi mỡ, thoát ra ở dưới đáy một chiếc cốc nhỏ xíu đựng mỡ của dụng cụ thí nghiệm. Hiểu một cách đơn giản là nhiệt độ tại đó mà bắt đầu có sự tách dầu khỏi mỡ. Thông thường chấp nhận nhiệt độ làm việc được của mỡ là khoảng dưới nhiệt độ nhỏ giọt cỡ 6 oC, Nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ phụ thuộc vào bản chất của chất làm đặc dầu nhờn để tạo thành mỡ
Lựa chọn theo độ cứng hoặc mềm của mỡ:
Khi sử dụng mỡ bôi trơn cần lưu ý đến độ mềm, cứng của mỡ vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của máy móc. Nếu mỡ bôi trơn quá mềm sẽ không bảo vệ tốt động cơ, còn ngược lại mỡ quá cứng sẽ khiến máy móc hoạt động khó khăn và vất vả hơn.
Độ cứng và mềm được xác định bởi tiêu chuẩn NLGI – độ xuyên kim như sau:
- 000 tương đương 445 – 475: Ứng dụng cho hệ thống bánh răng kín.
- 00 tương đương 400 – 430: Ứng dụng cho hệ thống bánh răng kín.
- 0 tương đương 355 – 385: Ứng dụng cho hệ thống bôi trơn tập trung, nhiệt độ thấp.
- 1 tương đương 310 – 340: Ứng dụng cho hệ thống bôi trơn tập trung, nhiệt độ thấp.
- 2 tương đương 265 – 295: Ứng dụng cho hệ thống ổ bi, ổ đũa.
- 3 tương đương với 220 – 250: Ứng dụng cho hệ thống ổ trục tốc độ cao, niêm kín tốt.
- 4 tương đương với 175 – 205: Ứng dụng cho hệ thống ổ trục tốc độ cao, tải nhẹ
- 5 tương đương với 130 – 160: Ứng dụng cho hệ thống bánh răng hở.
- 6 tương đương 85 – 115: Ứng dụng cho hệ thống bánh răng hở.
Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục:
Triệu chứng của ổ đỡ khi có vấn đề:
-
Chạy nóng, chạy ồn
- Tuổi thọ ngắn, thay thế thường xuyên
- Rung động quá mức
- Ma sát, quay khó
Nguyên nhân gây hỏng ổ trục:
- Hỏng do mỏi: hết tuổi thọ vòng bi do mỏi. Do sử dụng không phù hợp, quá tải, có tải trước.
- Xử lý & lắp đặt không phù hợp: lệch trục, không cân bằng, phá hủy sớm, không an toàn.
- Nhiễm bẩn trong lúc hoạt động: nhiễm bụi, nước, hóa chất, hơi nước,.. Niêm bị hư, niêm và vị trí niêm không phù hợp.
- Bôi trơn không đúng cách
- Sai mỡ hoặc do mỡ kém chất lượng.
- Nạp quá nhiều hoặc thiếu, sử dụng lâu không bơm thêm.
- Sai niêm kín, không xả.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm !
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TM VÀ DV VƯƠNG KIM PHÁT
Địa chỉ: 1/88 Đại Lộ BD, KP. Hoà Lân 1,P. Thuận Giao, TX. Thuận An, Bình Dương
Điện thoại: 0963183399
Email: daunhotvuongkimphat@gmail.com
Website: daunhotvuongkimphat.com – visipoil.com
- DẦU MÁY KHÂU CÔNG NGHIỆP GIÁ RẺ (23.02.2023)
- DẦU THỦY LỰC 32 (23.02.2023)
- CÁC LOẠI MỠ BÔI TRƠN GIÁ RẺ (23.02.2023)
- DẦU CHỐNG GỈ GIÁ RẺ (23.02.2023)
- DẦU THỦY LỰC 46 CHẤT LƯỢNG GIÁ RẺ (23.02.2023)
- DẦU RÃNH TRƯỢT CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ (23.02.2023)
- DẦU CẦU HỘP SỐ GIÁ RẺ (23.02.2023)
- DẦU ĐƯỜNG TRƯỢT CHUYÊN DỤNG (23.02.2023)
- DẦU MÁY NÉN KHÍ CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ (23.02.2023)
- DẦU MÁY NÉN KHÍ TRỤC VÍT CHẤT LƯỢNG CAO (23.02.2023)